THƯ MỤC SÁCH THAM KHẢO: CHUYÊN ĐỀ “ SÁCH VIẾT VỀ BÁC HỒ”

Chủ nhật - 24/12/2023 10:08
THƯ MỤC SÁCH THAM KHẢO: CHUYÊN ĐỀ “ SÁCH VIẾT VỀ BÁC HỒ”
Tam Phước, ngày 19 tháng 09 năm 2022
Thư viện trường TH Tam Phước 3 biên soạn Thư mục “Sách viết về Bác Hồ”. Thư mục này sẽ giới thiệu tới bạn đọc một số cuốn sách hay viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh: Người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, Người cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam.



LỜI GIỚI THIỆU
            Bạn đọc thân mến!
            Hồ Chí Minh - Người là niềm tin, niềm hy vọng, niềm kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam, Người là tấm gương ngời sáng cho bao thế hệ phấn đấu rèn luyện và tu dưỡng phẩm chất đạo đức. Người vẫn sống mãi trong triệu triệu trái tim người dân Việt Nam hôm nay và mai sau...
Lớp trẻ hiện nay như tôi, như bạn, như các em chưa một lần có cơ hội gặp Bác và mãi mãi không bao giờ có cơ hội được gặp Người. Thế nhưng, qua lời kể của cha, của mẹ, của những bậc đi trước và của cả lịch sử dân tộc Việt Nam, ta hiểu được một chân lý: “Nếu

không có Bác Hồ kính yêu thì sẽ không có một Việt Nam độc lập, không có một Việt Nam đang từng ngày hội nhập và phát triển cùng nhân loại”
Những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức vĩ đại của Bác ngày qua ngày được truyền tụng, được kể lại như những bài học về cách làm người, về chữ tài, chữ đức trong cuộc sống mọi thời đại. Mỗi khi nghe kể, được biết đến hơn bao giờ hết, chúng ta đều thấy yêu, thấy kính trọng  và thương yêu vô ngần vị Chủ tịch nước vĩ đại mà giản dị, gần gũi này.
Là người con của dân tộc Việt Nam chắc hẳn các em cũng đã thấm nhuần lời dạy của Bác: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các cháu.” Học tập và sống tốt. Chỉ cần biết cố gắng, gìn giữ ước mơ hoài bão, vươn tới tương lai bằng chính sức của mình, năng động trong các phong trào, thể hiện và chứng tỏ đầy đủ bản lĩnh của thế hệ trẻ.
Thư viện trường TH Tam Phước 3 biên soạn Thư mục “Sách viết về Bác Hồ”. Thư mục này sẽ giới thiệu với bạn đọc một số cuốn sách hay viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thư mục gồm 10 đầu sách viết về Bác Hồ có trong thư viện trường Tiểu học Tam Phước 3. Hy vọng rằng bản thư mục này sẽ giúp ích thật nhiều cho quá trình học tập, rèn luyện và tu dưỡng của các em học sinh trong nhà trường.
Trong quá trình biên soạn thư mục tôi đã rất cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý của toàn thể Cán bộ - Giáo viên – Công nhân viên và các em học sinh, để thư mục này ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !









THƯ MỤC SÁCH VIẾT VỀ BÁC HỒ
1. Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh/ Trần Dân Tiên.- Trẻ: Tp. Hồ Chí Minh, 2020.- 184 tr.; 13x20,5 cm.
            Số ĐKCB: S.Bác Hồ/ 0190 – 0194
https://cdn0.fahasa.com/media/catalog/product/i/m/image_187399.jpg
Tác phẩm Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch kể về đời hoạt động cách mạng của Bác. Là những năm tháng  Bác bôn ba nước ngoài mà tác giả thu thập được thông qua nhưng người trực tiếp làm việc với Bác. Từ lúc Người ra đi tìm đường cứu nước cho đến những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Một người có thân hình nhỏ bé nhưng làm được mọi việc trên tàu đến Pháp. Người đã lấy tên là Nguyễn Văn Ba để hoạt động ở đây. Anh Ba rất tốt với mọi người và không bao giờ uống rượu. Vừa làm đủ nghề vừa học hỏi những điều quý giá từ những người bạn phương Tây. Người còn viết báo cho tờ Dân chúng bằng tiếng Pháp nữa. Từ một người biết rất ít tiếng Pháp đến lúc viết được một bài dài Người đã phải rất nỗ lực học hỏi. Ngoài ra Người còn viết kịch và in sửa ảnh… Rồi anh Ba cũng đến Nga để học hỏi con đường cứu nước khác. Đến Trung Quốc để bán báo và thuốc lá để kiếm sống.
            Vượt qua bao nguy hiểm đi đến rất nhiều nơi, phải hoạt động bí mật và hết sức cẩn thận. Vào ngày 2/9/1945, Hồ Chủ tịch đã đọc Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bản Tuyên ngôn độc lập là một trang vẻ vang của lịch sử Việt Nam. Thân thế của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với sự nghiệp Cách mạng Việt Nam, hoạt động của Người gắn liền với hoạt động của các chiến sĩ và quần chúng nhân dân.

2. Nhớ lời Bác dạy/ Nguyễn Văn Khoan.- H.: Lao động, 2015.- 196tr.; 16x24cm.
Số ĐKCB: S.Bác Hồ/ 0207 – 0209
http://gl-thyetkieu.haiduong.edu.vn/null/viet_tin/images/image1(1).jpeg
Cuốn sách “Nhớ lời Bác dạy” nói về những câu chuyện của Bác Hồ với các đồng chí, các em nhỏ hay những nhà cách mạng. Tuy Hồ Chí Minh đã đi xa nhưng Người đã để lại cho Đảng ta, dân tộc ta một di sản vô giá. Đó là tư tưởng của Người, là những bài học về cách sống, cách ứng xử hằng ngày. Nhân cách của Bác là hiện thân của sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Và tất cả những giá trị đó đã được đúc kết và truyền lại qua bao thế hệ để giờ chúng ta thấy được qua những trang sách của cuốn “Nhớ lời Bác dạy”. Nhà biên soạn Nguyễn Văn Khoan đã sưu tầm và tuyển chọn trong biết bao nhiêu câu chuyện về Bác để có được cuốn sách hoàn chỉnh như ngày nay. Từ câu chuyện “ Trước hết là cái này”các vị trong Ủy ban Đời sống mới đến ngày chúc thọ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã căn dặn “Trước hết là cái này. Dân chúng cần có cái này trước hết. Phải có ăn đã. Nếu không có ăn sẽ không đi tuyên truyền được”. Hay câu chuyện “ Tiết kiệm là một đạo đức lớn”, sau khi nghe tin có một cơ quan Nhà nước chuẩn bị xây dựng phòng họp mới, tốn kém nhiều tiền. Bác đã viết một bài báo đăng lên báo Nhân dân. Bác dặn “ Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội tiết kiệm là một chính sách lớn, một đạo đức lớn. Kẻ thù chính của nó là tệ tham ô, lãng phí, bệnh phô trương hình thức và lối làm ăn thiếu trách nhiệm”….
Chúng ta đọc “Nhớ lời Bác dạy” để thấu hiểu hơn về cuộc đời người anh hùng giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh, để lắng nghe những bài giảng đầy ý nghĩa, chân thực.

3. Bác Hồ viết di chúc (hồi kí)/ Vũ Kỳ; Nguyễn Thế Kỉ ( ghi ).- In lần thứ 3.- TP. Hồ Chí Minh: Trẻ, 2019.- 132tr.; 20,5cm.- ( Di sản Hồ Chí Minh)
Số ĐKCB: S. Bác Hồ/ 0195 – 0200

            Với tình cảm sâu nặng với Bác Hồ và những cảm xúc, suy ngẫm sâu sắc về Di chúc, hồi kí của tác giả Vũ Kỳ đã kể lại khá chi tiết. Trong những năm còn lại, cứ đến tháng 5 Người lại sửa chữa, viết thêm vào “ Tài liệu tuyệt đối bí mật” này. Di chúc là một văn kiện lịch sử vô giá được ghi bằng văn phong trong sáng, giản dị, kết tinh trong đó là cả tư tưởng, đạo đức, phong cách cao đẹp của Bác Hồ, là di sản tinh thần vô giá để lại cho muôn đời sau.
            Cuốn sách gồm 5 chương:
  • Chương 1: Tài liệu “ Tuyệt đối bí mật” ( trang 7 – 36 )
Ngày 10/5/1965, Bác bắt đầu viết tài liệu “Tuyệt đối bí mật”. Bác chọn viết vào một ngày tháng Năm rực rỡ, nhân dịp ngày sinh của mình, chọn đúng vào giờ đẹp nhất của một ngày, chọn đúng vào lúc sức khỏe tốt nhất lúc bấy giờ. Bác cẩn thận, trau chuốt từng con chữ. Bao nhiêu tâm tư, tình cảm, những lời dặn dò đối với nhân dân đồng bào đều gửi gắm vào đây.

 
  • Chương 2: Từ Hà Nội đến Quảng Châu – Dương Châu ( trang 37 – 59 )
Viết về chuyến đi đến Quảng Châu của Bác. Quảng Châu là nơi đã để lại dấu ấn sâu sắc đối với Bác. Tại đây, Bác đã sáng lập ra hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng. cũng tại đây lớp cán bộ cách mạng đầu tiên của Đảng đã được tập hợp. Một sự trùng hợp tuyệt đẹp khi năm 1965 là kỉ niệm sinh nhật lần thứ 75 của Bác thì Bác có mặt ở Quảng Châu đúng kỉ niệm 40 năm ngày thành lập tổ chức tiền thân của Đảng ( 1925 – 1965).
  • Chương 3: Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau ( trang 60 – 74 )
Ngày 12/5/1967, Bác Hồ tiếp tục viết thêm vào “ Tuyệt đối bí mật”: “ Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Chỉ một câu thôi nhưng đó lại là điểm cơ bản nhất của vấn đề đoàn kết.
  • Chương 4: Đầu tiên là công việc đối với con người ( trang 75 – 93 )
Cũng như mọi năm, năm 1968, Bác lại chỉnh sửa và viết thêm vào “ Tuyệt đối bí mật” , đặc biệt quan tâm đến việc chăm lo đời sống của nhân dân sau chiến tranh. Công việc tuy có bận rộn hơn và sức khỏe có kém hơn so với ba năm trước thì vào đúng dịp sinh nhật của mình, Bác vẫn dành thời gian một giờ mỗi ngày để viết thêm nhiều điều quan trọng. 
  • Chương 5: Khi ta đã ngoài 70 xuân ( trang 94 – 130 )
Đến ngày 10/5/1969, Bác đã viết hầu như xong tài liệu “Tuyệt đối bí mật”. Bác vẫn giữ thói quen chúc Tết đầu năm mặc cho sức khỏe lúc bấy giờ đã rất yếu. Đến ngày sinh nhật của mình, Bác lại xem xét kĩ lại toàn bộ các bản viết trong bốn năm qua. Người đã sửa trong bản Di chúc là: “ Khi người ta đã ngoài 70 xuân”. Mùa thu năm ấy là mùa thu cuối cùng của cuộc đời Bác Hồ còn ở lại với đất nước. Bác Hồ đã dành trọn 79 mùa xuân của cuộc đời mình để chăm sóc những mầm non đất nước. Di chúc của Bác chính là dòng nước mát lành, sẽ mãi góp phần cho non sông, đất nước ta trở thành mùa xuân bất tận.











4. Những chuyện kể về Bác Hồ với đồng bào dân tộc/ Nguyễn Văn Khoan.- Tái bản có bổ sung.- H.: Lao động, 2013.- 144 tr.; 16x24 cm.
            Số ĐKCB: S. Bác Hồ/ 0201 – 0203

            Nước Việt Nam ta là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc anh em. Địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc lại là những vùng có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự và quốc phòng. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt quá trình vận động, tuyên truyền giác ngộ nhân dân ta đấu tranh giành độc lập tự do đã rất coi trọng vấn đề dân tộc. Người đã đề ra đường lối, chủ trương chính sách lâu dài về vấn đề này. Bản thân Người luôn là tấm gương sáng về đoàn kết, giúp đỡ đồng bào dân tộc.
            Cuốn sách được chia làm 2 mục lớn, gồm những bài viết và những mẩu chuyện cụ thể của Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc từ Nam ra Bắc, từ miền xuôi đến miền ngược. Những bài viết trong sách phản ánh sinh động đường lối “ Đoàn kết đại đoàn kết” của Đảng ta, của Chủ tịch Hồ Chí Minh để đi tới “ Thành công đại thành công”. Từ “Thư kêu gọi tổng khởi nghĩa”, Bác đã kêu gọi đồng bào đoàn kết. Mặc dù đã chiến thắng quân đội Nhật nhưng điều đó vẫn là chưa đủ. Vì cuộc đấu tranh của dân tộc ta vẫn còn cam go và dai dẳng nên rất cần sự đoàn kết, phấn đấu. Đến câu chuyện “ Lần cuối người Tây Nguyên gặp Bác”. Đó là mùa xuân năm 1969, khi đoàn Đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam thăm miền Bắc. Bác đã ân cần thăm hỏi về tình hình chiến đấu và sinh hoạt của đồng bào, chiến sĩ miền Nam. Bác khen ngợi bộ đội, các dân tộc, các tôn giáo… luôn đoàn kết chặt chẽ, chiến đấu anh hùng, thắng lợi vẻ vang…Sách được xuất bản nhằm hưởng ứng cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh”.


5. Những chuyện kể về tình thương của Bác( sưu tầm, tuyển chọn)/ Phan Tuyết, Bích Diệp.- H.: Lao động, 2012.- 192tr.;16x24cm.
            Số ĐKCB: S.Bác Hồ/ 0204 – 0206

Cuốn sách là tập hợp những câu chuyện kể về những phẩm chất cao đẹp, trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ cao quý của dân tộc Việt Nam. Như là câu chuyện ”Viếng Lênin”  khi Bác vừa đặt chân đến nước Nga vào tháng 1 năm 1924 với tiết trời âm 40 độ. Ấy thế vậy với thân hình gầy gò chỉ mặc mỗi chiếc áo mỏng mùa đông Bác đã không thể đợi đến lúc có áo ấm đã đi viếng Lênin ngay trong đêm. Hay câu chuyện “ Bồi dưỡng sau buổi diễn” kể về lần đoàn xiếc nhân dân Trung ương biểu diễn phục vụ khách quốc tế cấp Nhà nước, Bác đã vào hậu đài hỏi thăm sức khỏe của các diễn viên và đặc biệt đã nhắc nhở đến vấn đề bồi dưỡng sau khi diễn xong. Và sau đó món ăn bồi dưỡng sau buổi biểu diễn đã thay đổi từ bánh mì pate sang món khác. Hoặc câu chuyện của Bà Nguyễn Thị Định – Phó chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam trong “Lần đầu gặp Bác”. Vào khoảng tháng 4 năm 1946 đó là lần đầu tiên bà Định đi từ Bến Tre ra Hà Nội thăm Bác. Bà là người phụ nữ duy nhất của đoàn lúc ấy. Bà đã rất xúc động về tình yêu thương chan hòa của mọt vị cha già đối với các con.  Cuốn sách cũng tuyên truyền sâu rộng tư tưởng, đạo đức cách mạng “ Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” và tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác Hồ đến với độc giả. Thông qua đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng chính trị, ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức trong mỗi chúng ta.

6. Từ làng Sen đến bến Nhà Rồng/ Trình Quang Phú.- Chính trị Quốc gia, 2015.- 312tr.; 21cm.
            Số ĐKCB: S.Bác Hồ/ 0006 – 0008

            Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên ở vùng đất Nghệ An – một vùng đất giàu truyền thống cách mạng, kiên trung, bất khuất. Nơi đây cũng xuất hiện nhiều phong trào đấu tranh yêu nước mạnh mẽ. Sớm được tiếp thu những tư tưởng yêu nước tiến bộ của cha và các nhà yêu nước khác, Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh đã nhận thức được những khổ cực, lầm than của nhân dân lúc bấy giờ. Người luôn trăn trở làm thế nào để giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức, thực dân phong kiến. Ngày 5-6-1911, từ bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) Người rời Tổ quốc bắt đầu hành trình bôn ba năm châu bốn bể để tìm đường cứu nước.
            Sau cuộc hành trình 30 năm tìm đường cứu nước, năm 1941, Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, đập tan ách thống trị thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm đặc biệt cho đồng bào miền Nam ruột thịt. Trước khi đi vào cõi vĩnh hằng, Người đã để lại những dòng thiết tha, hướng về miền Nam.
            Cuốn sách gồm những câu chuyện thật giản dị, hấp dẫn, gần gũi, chứa đựng những tình cảm chân thành, sâu sắc. Được chia làm 2 phần:
 
  • Phần 1: Miền Nam trong trái tim Người
Là những kí ức của đồng bào miền Nam khi được đến thăm Bác. Như câu chuyện“ Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn” hay “ Những chiến sĩ quân giải phóng miền Nam về thăm Bác”, “Mùa xuân Bác đến thăm miền Nam”… đều là những tình cảm thiêng liêng, trân quý của nhân dân miền Nam dành cho Bác Hồ cũng như tình cảm đặc biệt Bác dành cho đồng bào miền Nam.
  • Phần 2: Từ làng Sen đến bến Nhà Rồng
Là quê hương của Bác- vị cha già dân tộc. Là Kim Liên- vùng đất địa linh, nổi lên giữa dải đất Hồng Lam, xứ sở của sông sâu, núi cao. Là dãy núi Hồng Lĩnh dài trên hai mươi kilomet gồm 99 ngọn hoa cương nhấp nhô giữ trời xanh. Là sông Lam cuồn cuộn một dòng như sữa mẹ chảy từ Tây sang Đông dựng nên cảnh trù phú giữa sỏi đá khô cằn. Kể về những năm tháng Bác sống ở quê Hoàng Trù, những chuyến đi đây đó với cụ Phó bảng- thân sinh của mình, Bác đã nhận thức về thời cuộc lúc bấy giờ. Còn nhỏ tuổi mà Bác đã đến rất nhiều nơi, gặp nhiều người, lúc thì ở Huế, lúc đã ở Bình Định, có lúc đã ở Phan Thiết…Rồi đến lúc Bác trút hơi thở cuối cùng, hàng ngàn hàng vạn người xếp hàng ngay ngắn để được vào chào Bác lần cuối. Tất cả đều xúc động nghẹn ngào. Bác Hồ là cha của triệu triệu con người!
7. Di chúc của Bác Hồ một giáo trình Tiếng Việt độc đáo/ Dương Thành Truyền.- In lần thứ 1.- Tp. Hồ Chí Minh: Trẻ, 2017.- 132tr.; 20.5cm.- ( Di sản Hồ Chí Minh)
            Số ĐKCB: S.Bác Hồ/ 009 – 0011
https://ims.baoyenbai.com.vn/NewsImg/6_2017/149969_12-6%20di%20chuc.jgp.jpg


Trong di sản về ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có một loại tài sản quý giá vừa sinh động vừa cụ thể và thiết thực, đó chính là tấm gương lao động ngôn từ của Người. Tìm hiểu và học tập tấm gương này là một phương pháp tự bồi dưỡng hữu ích, giúp mõi chúng ta “biết quý trọng tiếng ta”, “giữ gìn nó và quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp” như lời Người dạy.
Tác phẩm công trình ngôn ngữ học từ thời còn sinh viên của tác giả Dương Thành Truyền nghiên cứu về phong cách lao động ngôn từ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua những dẫn liệu cụ thể, tác giả đã chứng minh một cách sinh động tấm gương lao động ngôn từ mẫu mực của Bác Hồ: cẩn trọng sửa đi sửa lại, công phu trong từng chữ, từng lời, từng đoạn kết nối nhau theo một trật tự logic chặt chẽ. Những bình luận phát hiện xác đáng đầy thuyết phục của tác giả về những điểm sửa chữa, bổ sung trong Di chúc giúp bạn đọc thấy được những ý tinh tế, sâu sắc trong ngôn ngữ Bác Hồ và Di chúc trở thành văn bản toàn bích.
Tác phẩm được chia làm 3 phần:
  • Phần thứ nhất: Trên từng trang bản thảo
  • Chương I: Tổ quốc viết hoa
  • Chương II: Để lại hay là cho
  • Chương III: Liền và ngay, dạy và học, mặt và việc, vừa và mà…
  • Phần thứ hai: Bốn năm không ngừng
  • Phần thứ ba: Một tấm gương lao động ngôn từ
Có ai ngờ rằng để viết Di chúc- một văn bản khoảng hơn 1.000 chữ, Bác Hồ đã dành công sức hơn bốn mươi năm trời! Cũng đủ để thấy Bác đã rất để tâm cân nhắc từng chữ, lựa chọn từng lời, vừa viết vừa sửa. Người luôn quan tâm tìm cách diễn đạt sao cho chính xác, hay hơn, tốt hơn.






8. Hành trình theo chân Bác) / Trần Đức Tuấn.- Tái bản lần thứ nhất.- Tp. Hồ Chí Minh: Trẻ, 2016.- 340 tr.: minh họa; 20cm.- ( Di sản Hồ Chí Minh)
            Số ĐKCB: S.Bác Hồ/ 0004 – 0005
http://quantri.gialam.edu.vn/UploadImages/thcsthitrantrauquy/2022_3/h_293202216.jpg?w=900
Cuốn sách là những trang bút kí về những chuyến đi của Đoàn làm phim Hồ Chí Minh – một hành trình lần theo dấu chân xưa của Bác trên con đường hoạt động cách mạng. Đoàn đã đặt chân đến nhiều địa phương trong nước và 16 nước và vùng lãnh thổ trên 4 châu lục. Nhờ cuốn sách bạn đọc có thể hình dung phần nào cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Bác, lần theo dấu chân của người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc cách đây hơn một thế kỉ. Sách gồm 14 chương:
  • Chương 1: Từ Kim Liên đến bến cảng Sài Gòn ( trang 7 – 28)
  • Chương 2: Cuộc viễn du bắt đầu ( trang 29 – 53)
  • Chương 3: Hành trình trên đất Mỹ ( trang 54 – 79 )
  • Chương 4: Trên đất Anh ( trang 80 – 96 )
  • Chương 5: Trên đất Pháp ( trang 97 – 132 )
  • Chương 6: cuộc dịch chuyển về phương Đông ( trang 133 – 172 )
  • Chương 7: Trở lại châu Âu ( trang 173 – 196 )
  • Chương 8: Tiếp theo lộ trình Đông Du ( trang 197 – 208 )
 
  • Chương 9: Vụ án ở Hồng Kông ( trang 209 – 228 )
  • Chương 10: Trở lại Liên Xô ( trang 229 – 241 )
  • Chương 11: Trở lại Trung Hoa ( trang 242 – 265 )
  • Chương 12: Chuẩn bị cho ngày trở về ( trang 266 – 296 )
  • Chương 13: Sau cuộc trường hành vĩ đại ( trang 297 – 307 )
  • Chương 14: Người tù, thi nhân và những nẻo đường khổ ải ( trang 308 – 335 )

9. Tưởng nhớ Bác Hồ vĩ đại / Hải Ngọc Thái Nhân Hòa ( sưu tập và biên soạn ).- Tp. Hồ Chí Minh: Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2016.- 232tr.; 21cm.
            Số ĐKCB: S. Bác Hồ/ 0003 – 0004
https://img.lifewithbook.com/cache/45859/aHR0cHM6Ly9zYWx0LnRpa2ljZG4uY29tL21lZGlhL2NhdGFsb2cvcHJvZHVjdC90L3UvdHVvbmduaG9iYWNob2JpYTEudTI0ODcuZDIwMTYxMDI4LnQxNjQ0MzcuNjgyMjIzLmpwZw==.jpg
            Mở đầu cuốn sách tác giả dẫn lại hai tác văn vĩ đại có giá trị xuyên thế kỉ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – người anh hùng dân tộc, nhà văn hóa của nhân loại, nhà chính trị lỗi lạc, nhà thơ khoáng đạt và thanh cao. Đó là hai công trình văn viết đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam: Tuyên ngôn độc lập và Di chúc của Người.

           
Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành bắt đầu từ 5/6/1911 rời bến Sài Gòn sang Pháp. Với hoài bão tốt đẹp và ý thức trách nhiệm cao cả của mình, Người đã bôn ba tìm đường cứu nước sau 30 năm. Cuộc hành trình của Người dã tạo ra tiền đề tươi sáng, đánh dấu bước ngoặt lớn, mang ý nghĩa lịch sử và thời đại của cách mạng nước ta.
Cả cuộc đời Bác luôn quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ, sử học, nhân dân đồng bào… Cũng vì vậy lòng dân với Cách mạng, với sự nghiệp kháng chiến cứu nước, với Cụ Hồ vô vàn thiêng liêng, cao quý.
Để bảo vệ chủ quyền dân tộc thì kháng chiến cứu nước, chống xâm lược là đặc trưng của các dân tộc bị áp bức. Hồ Chí Minh cũng tiếp nối sự nghiệp ấy khi Tổ quốc bị áp bức. Và đến ngày nay với đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, vượt bao khó khăn, thử thách, đất nước ngày càng được rộng mở, giàu mạnh, phồn vinh.

10. Kể chuyện Bác Hồ / Trần Ngọc Linh, Lương Văn Phú,… ( sưu tầm, tuyển chọn).- H.: Giáo dục Việt Nam, 2015 – 2017.- 9T ( 276, 248, 456, 128, 244, 306, 320, 296, 296); 14,3x20,3cm.
            Số ĐKCB: S. Bác Hồ/ 0012 – 0064
            *Kể chuyện Bác Hồ (Tập 1)/ Trần Ngọc Linh, Lương Văn Phú ( sưu tầm, tuyển chọn).- Tái bản lần thứ mười.- H.: Giáo dục Việt Nam, 2016.- 276tr.; 14,3x20,3cm
            Số ĐKCB: S. Bác Hồ/ 0012 - 0016



            Mở đầu cho tuyển tập viết về Bác Hồ các tác giả cho bạn đọc có cơ hội quay trở về quá khứ nơi Bác được sinh ra và lớn lên. Bằng những câu chuyện kể với ngôn ngữ mộc mạc, tác giả đã khắc họa thời niên thiếu và những nét son nổi bật trong cuộc đời Bác. Những câu chuyện trong cuốn sách thật cảm động với những năm tháng Bác đấu tranh không mệt mỏi vì quyền tự do của con người, hòa bình của các dân tộc trên thế giới. Hơn thế nữa chúng ta còn cảm nhận được những tình cảm nồng nàn, nhân ái Bác dành tặng cho quê hương, đất nước và con người Việt Nam. Đặc biệt, dù Bác rất bận nhưng Bác luôn quan tâm, dành tình cảm yêu thương đặc biệt cho các thiếu niên, nhi đồng và hình ảnh từ trang 113 đến trang 121 đã cho chúng ta thấy một Bác Hồ kính yêu, một người cha già với đàn con thơ.
            *Kể chuyện Bác Hồ ( Tập 2 )/ Trần Ngọc Linh, Lương Văn Phú, Nguyễn Hữu Đảng ( sưu tầm, tuyển chọn )-. Tái bản lần thứ mười.- H.: Giáo dục Việt Nam, 2017.- 248tr.; 14,3x20,3cm
            Số ĐKCB: S. Bác Hồ/ 0017 – 0022

            Mở đầu tập 2, các tác giả giới thiệu những bức thư đầu tiên Người gửi cho thân phụ khi rời quê hương, trên con đường đi tìm chân lý với bản “Yêu sách”, Người chính thức tuyên chiến với kẻ thù bằng “quả bom chính trị” ngay trên đất nước của chúng…Tiếp nối là những câu chuyện kể vô cùng xúc động về tình cảm đặc biệt của Người dành cho thiếu niên,

nhi đồng. Như: “ Bác tặng cháu bé một bông hồng”, “ Bác Hồ đến thăm vườn hoa nghìn việc tốt”…
*Kể chuyện Bác Hồ (tập 3)/ Trần Ngọc Linh, Lương Văn Phú, Nguyễn Hữu Đảng ( sưu tầm, tuyển chọn).- Tái bản lần thứ tám.- H.: Giáo dục Việt Nam, 2016.- 456tr.; 14,3x20,3cm
            Số ĐKCB: S. Bác Hồ/ 0023 – 0028

            Gồm 86 câu chuyện về những năm tháng Bác hoạt động cách mạng trong và ngoài nước, những nơi từng in dấu chân Bác dần được tái hiện và dù ở đâu trong hoàn cảnh nào Bác vẫn mãi là ngôi sao soi đường dẫn lối cho các phong trào đấu tranh chống áp bức. Cũng như tình cảm Bác dành cho nhân dân, đồng bào, bạn bè quốc tế là vô cùng to lớn. Như câu chuyện thứ 16 (trang 111 – 120 ) “ Đường về Tổ quốc”, kể về lần Bác trở lại Nga sau hơn hai năm bị tù đày. Ấy thế mà Bác đã muốn đi thăm ngay các học sinh Việt Nam đang học ở Matxcova. Ban Phương Đông muốn Bác Hồ dưỡng bệnh nhưng khi vừa tới nhà an dưỡng Lenin đã viết thư ngay cho các đồng chí quen biết ở Matxcova để gửi sách báo xuống. Một con người hoat động cách mạng dù đến nơi xa xôi hẻo lánh cũng ham muốn được sống với các sự kiện trên thế giới đang diễn ra. Lúc này Bác đã rất muốn về nước vì Bac luôn tâm niệm: “ Trở về nước là đi vào nhân dân, đưa nhân dân ra đấu tranh dành độc lập, tự do”. Năm 1938, khi Bác đáp chuyến xe lửa về nước rất nhiều bạn bè quốc tế đã đến tiễn và gửi nhiều lời chúc đến Bác.

            Hay câu chuyện thứ 74 “ Hai lần gặp Bác” là lời kể của người lính dân quân đứng canh gác ở Phủ Chủ tịch. Lần đầu tiên được gặp Bác là khi được phân công bảo vệ cuộc họp Hội đồng Chính phủ. Người nữ dân quân ấy đã được gặp Bác. Ngay cả khi Bác họp xong, lúc ra về vẫn nhớ tới hỏi thăm cô ấy. Lần thứ hai là vào mùa xuân năm Kỉ Dậu ( 1969 ), người nữa dân quân lại được đến Phủ chủ tịch biểu diễn võ thuật cho Bác xem. Khi buổi biểu diễn kết thúc, mặc dù đang được vây quanh bởi rất nhiều người nhưng Bác vẫn không quên người chiến sĩ ấy. Vừa được Bác tặng hoa mà lại còn được chụp chung với Bác nữa.
*Kể chuyện Bác Hồ ( tập 4 )/ Trần Văn Chương, Nguyễn Hữu Đảng ( sưu tầm, tuyển chọn ).- Tái bản lần thứ bảy.- H.: Giáo dục Việt Nam, 2017.- 126tr.; 14,3x20,3cm
            Số ĐKCB: S. Bác Hồ/ 0029 – 0034

            Kể chuyện Bác Hồ tập 4 gồm 69 câu chuyện về cuộc sống của Bác Hồ - một con người rất đỗi gần gũi, giản dị, thân thương, hết lòng vì Tổ Quốc, phục vụ nhân dân, vì tương lai của dân tộc Việt Nam. Được chia thành 3 đối tượng chính mà Bác Hồ luôn quan tâm đến:
            * Bác Hồ với chiến sĩ (trang 7 – 70 )
            * Bác Hồ với văn nghệ sĩ ( trang 71 – 88 )
            * Bác Hồ với nhân dân ( trang 89 – 122 )


*Kể chuyện Bác Hồ tập 5/ Nguyễn Hữu Đảng ( sưu tầm, tuyển chọn ).- Tái bản lần thứ tư.- H.: Giáo dục Việt Nam, 2015.- 244tr.;14,3x20,3cm
            Số ĐKCB: S. Bác Hồ/ 0035 – 0040

            Kể chuyện Bác Hồ tập 5 là một cuốn sách trong bộ sách nhiều tập về Bác. Giúp bạn đọc là học sinh, sinh viên, giáo viên và đông đảo nhân dân cả nước khao khát tìm hiểu về Bác Hồ. Để thêm yêu và hiểu được công lao to lớn của Bác dành cho dân tộc Việt Nam. Cuốn sách cung cấp những câu chuyện đầy xúc động như hình ảnh nhường cháo cho người già, tặng áo cho thương binh, bón cơm cho trẻ nhỏ, đến việc hành quân cùng chiến sĩ đi chiến dịch đánh thắng quân thù, đã khắc sâu vào tâm trí mỗi người dân Việt Nam hai chữ Bác Hồ.
            Nói đến Hồ Chí Minh là ta nói đến đạo đức của Người. Biết bao sách báo đã viết: đạo đức của Hồ Chủ tịch là đạo đức của bậc đại trí, đại nhân, đại dũng của ý chí, nghị lực và tinh thần yêu nước nồng nàn; là đạo đức của một con người tuyệt đối tin tưởng và kính trọng nhân dân, là đạo đức của một người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người, đời sống trong sáng, nếp sống giản dị, khiêm tốn, trung thực, chân thành, chí công vô tư và là một biểu tượng của tinh thần học tập suốt đời.
            Mỗi lần đọc một câu chuyện ta lại thêm hiểu được một nét mới trong Bác, đọc những câu chuyện về Bác Hồ giúp ta tự rèn luyện mình trong cuộc sống, trong công việc. Đóng góp sức mình vào việc xây dựng xã hội ngày một giàu đẹp.

*Kể chuyện Bác Hồ tập 6/ Nguyễn Hữu Đảng ( sưu tầm, tuyển chọn ).- Tái bản lần thứ tư.-H.: Giáo dục Việt Nam, 2017.- 308tr,; 14,3x20,3cm
            Số ĐKCB: S. Bác Hồ/ 0041 – 0046

            Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã và đang được các cấp, các ngành và nhân dân cả nước tích cực hưởng ứng. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức bình dị, cao cả, tốt đẹp của Người. Học Bác hồ không có gì thiết thực bằng việc thông qua những câu chuyện trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác được lưu trong từng trang sách.
            Kể chuyện Bác Hồ tập 6 là một cuốn sách trong bộ sách nhiều tập Kể chuyện Bác Hồ do nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản, được nằm trong tủ sách Bác Hồ của thư viện trường Tiểu học Tam Phước 3. Tìm hiểu nội dung cuốn Kể chuyện Bác Hồ tập 6, chúng ta sẽ hiểu thêm về Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam suốt đời vì nước vì dân, luôn tin tưởng vào sức mạnh của quần chúng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.
            Cuốn sách gồm 89 câu chuyện về tình yêu thương và sự quan tâm của Bác dành cho các cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân dân tộc thiểu số. Được chia làm 2 chương:
            *Chương 1: Bác Hồ với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các dân tộc thiểu số ( trang 5 – 146).
            *Chương 2: Bác Hồ với cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang. ( trang 147 – 303 )

*Kể chuyện Bác Hồ tập 7/ Trần Văn Thắng ( tuyển chọn, biên soạn ).- Tái bản lần thứ ba.- H.: Giáo dục Việt Nam, 2016.- 320tr.; 14,3x20,3cm
            Số ĐKCB: S.Bác Hồ/ 0047 – 0052

Kể chuyện Bác Hồ tập 7 là cuốn sách trong bộ sách nhiều tập của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, có trong tủ sách Bác Hồ của thư viện trường Tiểu học Tam Phước 3. Sách gồm 61 câu chuyện kể về lòng yêu nước nồng nàn của Bác Hồ từ khi rời bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước đến những năm tháng sống ở Việt Bắc cùng các cán bộ chiến sĩ lãnh đạo nhân dân giành độc lập cho dân tộc; về đức tính giản dị, tiết kiệm của Bác trong cuộc sống đời thường; về lòng nhân ái bao la mà Bác dành cho mọi tầng lớp nhân dân; về những lời dạy bảo ân cần của Người đối với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân mà đến ngày nay ai cũng được học và làm theo.
Cuốn sách được chia làm 4 phần:
* Phần 1: Từ bến Nhà Rồng đến quảng trường Ba Đình ( trang 5 – 159 )
* Phần 2: Tấm gương giản dị, tiết kiệm của Bác Hồ ( trang 160 – 203 )
* Phần 3: Lòng nhân ái của Bác Hồ ( trang 204 – 264 )
* Phần 4: Nhớ lời Bác dạy ( trang 265 – 315 )


*Kể chuyện Bác Hồ tập 8/ Trần Văn Thắng ( tuyển chọn, biên soạn ).- Tái bản lần thứ nhất.- H.: Giáo dục Việt Nam, 2016.- 296tr.; 14,3x20,3cm
            Số ĐKCB: S. Bác Hồ/ 0053 – 0058

Kể chuện Bác Hồ tập 8 giới thiệu đến bạn đọc những câu chuyện kể về tình cảm đặc biệt của Bác Hồ đối với miền Nam thân yêu khi đất nước bị chia cắt làm hai miền trong những năm tháng kháng chiến gian khổ để giành lấy hòa bình, thống nhất đất nước. Miền Nam là nơi Bác gửi gắm rất nhiều tình cảm, luôn trong trái tim Người. Vì thế Bác luôn sống mãi trong lòng miền Nam, được nhân dân miền Nam kính yêu, tin tưởng.
Nội dung cuốn sách dành một phần viết về tấm gương đạo đức của Bác Hồ, cả một đời vì nước, vì dân, coi hạnh phúc của nhân dân là mục đích sống của cuộc đời mình; luôn quan tâm đến nhân dân, tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, gần gũi với mọi tầng lớp quần chúng.
Cuốn sách gồm 3 phần chính:
* Phần thứ nhất: Miền Nam trong trái tim Bác Hồ ( trang 5 – 157 )
* Phần thứ hai: Bác Hồ trong lòng miền Nam ( trang 158 – 203 )
* Phần thứ ba: Vì hạnh phúc của nhân dân ( trang 204 – 291 )

* Kể chuyện Bác Hồ tập 9/ Trần Văn Thắng ( tuyển chọn, biên soạn ).- Tái bản lần thứ nhất.- H.: Giáo dục Việt Nam, 2016.- 296tr.; 14,3x20,3cm
            Số ĐKCB: S. Bác Hồ/ 0059 – 0064

            Kể chuyện Bác Hồ tập 9 gồm những câu chuyện kể về đức tính của Bác Hồ. Được chia làm 2 phần:
            *Phần thứ nhất: Tấm gương cần, kiệm, liêm, chính của Bác Hồ ( trang 5 – 157 ) gồm những câu chuyện về tấm gương đạo đức của Bác như: cần, kiệm, liêm, chính, siêng năng, chăm chỉ, khoa học và sáng tạo trong công tác…
            * Phần thứ hai: Bác Hồ và lòng nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, yêu thương con người ( trang 158 – 291 ) gồm những bài viết về phẩm chất đạo đức của Người như nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu và yêu thương con người hết mực. Cả cuộc đời mình Bác luôn dành muôn vàn tình yêu thương đến mọi tầng lớp nhân dân, từ người chiến sĩ trên mặt trận đến người nông dân một nắng hai sương trên đồng ruộng quê nhà, từ các cụ già tuổi cao sưc yếu đến trẻ em đang độ tuổi thơ như “ búp trên cành”. Bác còn có lòng vị tha, khoan dung đối với tất cả mọi người. Tình yêu thương của Bác đối với nhân dân là tình cảm đặc biệt của vị lãnh tụ suốt đời phấn đấu vì hạnh phúc của nhân dân, thương yêu nhân dân hết mực hết lòng.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Văn bản mới

Số : KH 08.25

Tên : Kế hoạch côngtác thi đua khen thưởng năm 2025

Ngày ban hành: 09/02/2025

Số : KH 77.24

Tên : Kế hoạch giáo dục năm học 2024-2025

Ngày ban hành: 09/10/2024

Số : KH 07.24

Tên : kế hoạch phòng, chống tham nhũng năm 2024

Ngày ban hành: 30/01/2024

Số : KH 05.24

Tên : Kế hoạch cải cách hành chính năm 2024

Ngày ban hành: 29/01/2024

Số : KH 63.24

Tên : KH thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025

Ngày ban hành: 22/09/2024

Số : KH 08.25

Tên : Kế hoạch côngtác thi đua khen thưởng năm 2025

Ngày ban hành: 09/02/2025

Số : KH 77.24

Tên : Kế hoạch giáo dục năm học 2024-2025

Ngày ban hành: 09/10/2024

Số : KH 07.24

Tên : kế hoạch phòng, chống tham nhũng năm 2024

Ngày ban hành: 30/01/2024

Số : KH 05.24

Tên : Kế hoạch cải cách hành chính năm 2024

Ngày ban hành: 29/01/2024

Số : KH 63.24

Tên : KH thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025

Ngày ban hành: 22/09/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy trang website của trường như thế nào

Liên kết website
Phòng GD & ĐT Thành phố Biên Hoà
Sở GD và ĐT tỉnh Đồng Nai
Tuyên giáo Biên Hòa
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay463
  • Tháng hiện tại5,118
  • Tổng lượt truy cập308,717
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây